Tổng quan về chất liệu đá cuội tự nhiên trong trang trí nhà cửa sân vườn

Tổng quan về chất liệu đá cuội tự nhiên trong trang trí nhà cửa sân vườn

| |Tin tức

1. Giới thiệu sơ lược về đá cuội

Cuội tự nhiên là những viên đá được hạt cuội kết thành, có nhiều đặc điểm của đá thạch anh và trầm tích, mang nhiều màu sắc đa dạng khác nhau. Đá cuội thường được tìm thấy ở các bờ sông, suối trong các cánh rừng sâu hay ở ven đường bờ biển.

Qua thời gian, do tác động của các yếu tố tự nhiên như dòng chảy, gió thổi và sóng biển xô đập, những viên cuội to vỡ ra, ma sát lại với nhau tạo thành những viên đá tròn trịa mang vẻ đẹp phóng khoáng.

2. Phân loại và đặc điểm

Được hình thành từ tự nhiên nên đá cuội có nhiều kích thước, màu sắc đa dạng lớn, nhỏ khác nhau, tùy theo tác động hình thành nên những viên đá có kích thước bi siêu nhỏ đến những tảng đá cuội to lớn.

Màu sắc đá cuội được hình thành do đá thạch anh và trầm tích nên chúng mang màu sắc tùy theo chất liệu cấu thành và phần trăm khác nhau của từng cục đá.

a. Đá cuội màu đen

Bề mặt đá có màu đen xám, đen sẫm hoặc xanh đen tùy theo đặc điểm cấu tạo thành phần của đá.

Đá cuội đen thường là loại đá cuội dễ tìm thấy và phổ biến nhất trong các loại đá cuội, màu sắc dễ kết hợp trong thiết kế không gian nội thất, toát lên vẻ đẹp sang trọng.

b. Đá cuội màu vàng

Đá cuội vàng có phần quý hiếm hơn đá cuội đen, hàng chục phôi đá cuội, ta mới có thể tìm thấy được một phôi đá cuội có màu vàng. Bề mặt đá cuội vàng có những điểm trắng li ti, như những bông hoa nho nhỏ, tô điểm thêm vẻ đẹp tự nhiên mà tạo hóa ban tặng.

Với màu vàng đặc trưng, đá cuội vàng còn mang lại ý nghĩa phong thủy, đem lại sự thịnh vượng cho chủ nhà.

c. Đá cuội nhân tạo

Ngày nay, đá cuội còn được làm nhân tạo bằng cách xoay nhuyễn các loại đá tự nhiên và trộn qua chất kết dính để tạo hình viên đá, qua máy móc ng nghệ mài nhẵn, mang nhiều màu sắc đa dạng khác nhau.

Bề mặt đá cuội nhân tạo có phần nhẵn nhụi và láng bóng hơn đá tự nhiên, đá cuội nhân tạo có phần đồng nhất, mang tính ng nghiệp, đại trà.

3. Ưu điểm và nhược điểm của đá cuội tự nhiên

a. Ưu điểm

Đá cuội có nhiều ứng dụng trong đời sống, độ bền cao, chịu được áp lực va đập lớn mà không bị vỡ, ít bị rêu, mốc, duy trì được nét đẹp tự nhiên mà không cần tốn ng lau chùi quá nhiều.

Chất liệu thân thiện với môi trường vì được cấu tạo từ những chất liệu tự nhiên nên an toàn đối với sức khỏe con người.

Cuội tự nhiên mang tính thẩm mỹ cao, mang vẻ đẹp mộc mạc, phóng khoáng, còn mang nhiều ý nghĩa trong phong thủy. Tượng trưng cho vẻ đẹp cứng rắn, có thể suôn sẻ vượt qua mọi chuyện một cách may mắn.

b. Nhược điểm

Đá tự nhiên là nguồn tài nguyên hữu hạn, vì vậy chúng rất giới hạn về mẫu mã và kiểu dáng, mang tính độc bản, mỗi mẫu là duy nhất, không cái nào giống cái nào.

4. Những lưu ý khi sử dụng

Thời gian để tạo nên những viên đá cuội được tính bằng năm, nên cấu trúc của chúng rất bền và cứng. Vậy có cần bảo quản đá cuội trong quá trình sử dụng hay không?

Bất kỳ thiết bị nào cũng cần được bảo dưỡng trong quá trình sử dụng, để giữ được độ mới và bền. Với chất liệu đá cuội, khuyên bạn nên dùng khăn mềm hoặc miếng bọt biển để lau chùi, giúp bề mặt thiết bị được giữ nguyên vẻ đẹp tự nhiên.

Tránh dùng các chất tẩy rửa có cồn, nồng độ axit hay độ pH cao để giữ cho kết cấu của đá cuội được chắc chắn hơn.

5. Hướng dẫn phân biệt cuội tự nhiên và cuội nhân tạo

Đá cuội hiện nay rất đa dạng về mẫu mã và màu sắc, vậy làm sao để có thể phân biệt đá tự nhiên và đá nhân tạo để phục vụ đúng mục đích khi cần sử dụng.

a. Phân biệt bằng thành phần cấu tạo

Thành phần chủ yếu của đá tự nhiên chủ yếu từ SiO2, trong khi các mẫu đá cuội nhân tạo thường được khai thác từ các mẫu đá vôi. Nên thành phần cấu tạo của đá phần nào sẽ chắc chắn và bền bỉ hơn so với đá cuội nhân tạo.

Bằng thành phần thì chúng ta vẫn chưa thể phân biệt được đá cuội tự nhiên hay đá cuội nhân tạo. Vậy hãy để toàn cầu hướng dẫn bạn cách phân biệt bằng mắt và dùng tay cảm nhận nhé!

b. Phân biệt về hình dáng, bề mặt bên ngoài

Bề mặt của cuội tự nhiên không quá nhẵn bóng, dù bị mài mòn từ các tác nhân tự nhiên nhưng vẫn giữ được nét sần sùi vốn có, làm điểm nhấn nổi bật cho không gian.

Còn bề mặt của cuội nhân tạo có phần nhẵn bóng hơn, thường có lớp bề rất giống nhau, mẫu nào cũng giống như mẫu nào, có tính đồng bộ ng nghiệp cao.

c. Phân biệt về nhiệt độ

Khi cầm nắm cuội tự nhiên trên tay, đá tự nhiên sẽ truyền cho bạn một cảm giác mát lạnh, mà đá nhân tạo khó có thể tạo ra được. Cảm giác như có một nguồn năng lượng dồi dào từ thiên nhiên vẫn còn lưu lại trên tảng đá cuội.

d. Về trọng lượng

Đá tự nhiên đương nhiên có trọng lượng nặng hơn đá nhân tạo nhiều vì kết cấu phần tử rắn chắc, độ bền cao.

e. Về đường nét, vân vệt trên sản phẩm

Đá cuội tự nhiên mang những đường nét sần sùi, mang tính độc bản và ít sự lựa chọn hơn đá nhân tạo.

Viết bình luận